Dưới góc độ quản lý dự án, tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động: Có thời hạn sử dụng lớn hơn một năm và có giá trị lớn hơn một khoản tiền được quy định trước. Theo quy định hiện hành thì TSCĐ cần phải có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng.
Để tính toán khấu hao TSCĐ cần nắm một số khái niệm sau:
Nguyên giá của TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng. Đối với máy móc thiết bị, nguyên giá bao gồm giá mua (hay sản xuất) cộng với chi phí vận chuyển và lắp đặt.
Giá trị còn lại của TSCĐ là giá trị thực tế của TSCĐ tại một thời điểm xác định. Giá trị còn lại được xác định căn cứ vào giá thị trường khi đánh giá TSCĐ. Về phương diện kế toán, giá trị còn lại của TSCĐ được xác định bằng hiệu số giữa nguyên giá và giá trị hao mòn (hay lượng trích khấu hao lũy kế tính đến thời điểm xác định).
1. Phương pháp khấu hao đều (khấu hao tuyến tính hay khấu hao theo đường thẳng)
Lượng trích khấu hao mỗi năm : (Nguyên giá - Giá trị thu hồi) / Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
Trong Excel sử dụng hàm SLN để tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đều
Cú pháp : SLN(Cost, Salvage, Life)
Trong đó - Cost: Nguyên giá của TSCĐ, Salvage: Giá trị thải hồi của TSCĐ, Life: Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
2. Phương pháp khấu hao nhanh theo tổng số năm sử dụng
Lượng trích khấu hao ở năm (Kỳ tính khấu hao) thứ i : (Nguyên giá - Giá trị thu hồi) / Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ * 2 * (Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ - Kỳ tính khấu hao - 1) / (Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ * (Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ +1))
Trong Excel, sử dụng hàm SYD để tính lượng trích khấu hao TSCĐ theo tổng số năm sử dụng
Cú pháp: SYD(Cost, Salvage, Life, Period)
Trong đó - Period: Kỳ tính khấu hao, Các tham số khác tương tự như hàm SLN
3. Phương pháp khấu hao nhanh theo số dư giảm dần
Lượng trích khấu hao ở năm thứ i được tính toán bằng tích số của giá trị còn lại nhân với tỉ lệ trích khấu hao theo công thức sau: (Nguyên giá - Tổng giá trị khấu hao đến năm i-1) * Tỉ lệ trích khấu hao. Với tỉ lệ trích khấu hao : 1 - (Giá trị thu hồi/Nguyên giá) ^ (1/Life)
Lưu ý:
Lượng trích khấu hao năm đầu : Nguyên giá * Tỉ lệ trích khấu hao * Số tháng ở năm đầu tiên / 12
Lượng trích khấu hao năm cuối : (Nguyên giá - Tổng giá trị khấu hao đến trước năm cuối) * Tỉ lệ trích khấu hao * (12 - Số tháng ở năm đầu tiên) / 12
Cú pháp: DB(Cost, Salvage, Life, Period, [Month])
Trong đó - Month: là số tháng ở năm đầu tiên. Nếu bỏ qua tham số này thì Excel tự động gán cho Month = 12. Nghĩa là TSCĐ này được bắt đầu tính khấu hao từ tháng 1 của năm đầu tiên.
Lượng trích khấu hao ở năm thứ i được tính toán bằng tích số của giá trị còn lại nhân với tỉ lệ trích khấu hao theo công thức sau: (Nguyên giá - Tổng giá trị khấu hao đến năm i-1) * Tỉ lệ trích khấu hao. Với tỉ lệ trích khấu hao : 1 - (Giá trị thu hồi/Nguyên giá) ^ (1/Life)
Lưu ý:
Lượng trích khấu hao năm đầu : Nguyên giá * Tỉ lệ trích khấu hao * Số tháng ở năm đầu tiên / 12
Lượng trích khấu hao năm cuối : (Nguyên giá - Tổng giá trị khấu hao đến trước năm cuối) * Tỉ lệ trích khấu hao * (12 - Số tháng ở năm đầu tiên) / 12
Cú pháp: DB(Cost, Salvage, Life, Period, [Month])
Trong đó - Month: là số tháng ở năm đầu tiên. Nếu bỏ qua tham số này thì Excel tự động gán cho Month = 12. Nghĩa là TSCĐ này được bắt đầu tính khấu hao từ tháng 1 của năm đầu tiên.