Skip to main content



Công thức đa năng tính thể tích, diện tích các hình không gian

Trong quá trình bốc tách khối lượng, ước lượng khối lượng vật tư tại hiện trường. Chúng ta không tránh khỏi gặp phải các hình thể không gian như : hình nón của đống đá - cát, chóp cụt của hố móng đơn, nón cụt của tứ nón mố cầu, ...
Trong quá trình này chúng ta cần tra cứu các công thức tương ứng. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết tất cả các công thức trên đều xuất phát từ một công thức duy nhất. Đó là công thức vạn năng :

V = h/6*(B1+4*B2+B3)

Với B1, B2, B3 lần lượt là diện tích : đáy trên, thiết diện giữa và đáy dưới. Tùy biến công thức (Nếu B3 = B)

Với hình lăng trụ thì B1 = B2 = B3 = B
Nên :V = h/6* (B+4*B+B). Do đó : V = B*h

Với hình chóp thì B1=0; B2=(b/2)*(b/2)=B/4
(b: cạnh đáy dưới hình chóp). Do đó : V = h/6 * (0+4*B/4+B) = B*h/3

Với hình chóp cụt (Nếu B1=B')
B2 = (b'+b)^2/4 = (b'^2+2*b'*b+b^2)/4 = (B'+2*SQRT(B'*B)+B)/4
(b': cạnh đáy trên hình chóp). Do đó : V = h/3 * (B+B'+SQRT(B*B'))

Đối với hình nón thì B = pi*r*r nên :
B2 = pi*r*r/4. Do đó: V = pi*r*r*h/3

Đối với hình nón cụt, từ công thức hình chóp cụt:
V = h/3 * (B+B'+SQRT(B*B'))
Ta dễ dàng suy ra được: V = pi*h/3* (r*r+r'*r'+r*r')

Với hình cầu thì B1=B3=0, B2 = pi*r*r, h = 2*r nên: V = 4/3*pi*r*r*r

Ngoài ra công thức đa năng trên cũng có thể tính diện tích hình phẳng
Với hình chữ nhật (cao: h, rộng: a) : S = h/6* (a + 4*a + a) = a*h
Với hình tam giác (cao: h ,  đáy: a) : S = h/6* (0+4*a/2+a) = a*h/2

Tương tự với hình thang, hình bình hành ... Ngoài ra còn có thể áp dụng công thức vạn năng trên để tính diện tích xung quanh với các hình không gian như hình trụ, nón, nón cụt, chỏm cầu ...

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thủ thuật khác hỗ trợ tính toán khối lượng tại đây.