Tải Lisp "BCtour.VLX" về máy rồi dùng lệnh AP của cad để load lisp vừa tải. Các tính năng của Lisp xuất lưới tam giác bề mặt thiết kế nhằm phục vụ việc xuất cao độ đỉnh hầm ga - phục vụ thiết kế thoát nước - Tra cứu cao độ bề mặt thiết kế. Hạn chế thời gian nội suy cao độ khi thiết kế khu dân cư với mật độ hầm ga lớn.
Các lệnh trong Lisp :
Click tải về tại đây | Video hướng dẫn
3DF : Định nghĩa mặt cắt ngang thiết kế gồm 1/2 bề rộng mặt đường, Độ dốc mặt đường, Bề rộng lề, Độ dốc lề, Rộng vát lề, Cao vát lề, Rộng dãy phân cách, Cao dãy phân cách, Vát dãy phân cách.
Ngoài ra có các "lệnh con" để điều chỉnh từng thông số riêng như: Rộng mặt trái (RMT), Rộng mặt phải (RMP), i mặt trái (IMT), ... , Rộng lề trái (RLT), i lề trái (ILT), ... , Rộng phân cách (RPC), Cao phân cách (CPC).
3DS : Xuất mô hình bề mặt gồm các bước
Chỉ định tim tuyến - Chỉ điểm bắt đầu - Chỉ định điểm kết thúc ( Mục đích khi mặt cắt ngang thay đổi thì định nghĩa lại thông số mặt cắt ngang cần thiết rồi xuất tiếp từ vị trí đó ) - Nhập số phân đoạn chia.
Chỉ định trắc dọc - Nhập cao độ điểm đầu đường đỏ - Nhập tỷ lệ trắc dọc Y 1/? : thường là 10 khi sử dụng Nova, 3D Civil ...
3DA : Xuất tiếp bề mặt thiết kế theo tim tuyến và trắc dọc đã định nghĩa trong lệnh 3DS bằng cách chỉ điểm bắt đầu xuất tiếp và điểm kết thúc - số đoạn cần chia ( Nếu tắt Bản vẽ thì khi mở cần thực hiện định nghĩa lại bằng lệnh 3DF và 3DS )
Ví dụ : Một tuyến có Mặt cắt ngang A từ lý trình 1 đến lý trình 2, Mặt cắt ngang B từ lý trình 2 đến lý 3. Ta làm như sau:
Dùng lệnh 3DF định nghĩa Mặt cắt ngang A, dùng lệnh 3DS xuất mặt cắt ngang A từ lý trình 1 đến lý trình 2, rồi dùng các lệnh con để điều chỉnh một vài thông số cho phù hợp với mặt cắt ngang B. Sau đó dùng 3DA đề xuất thêm từ lý trình 2 đến lý trình 3.
Lưu ý: Khi trắc dọc hoặc tim tuyến là các Line hoặc Pline riêng lẻ thì dùng lệnh PEDIT chọn JOINT để nối chúng lại. Cần dùng lệnh VEC để xem hướng tuyến và trắc dọc có đúng chưa. Nếu chưa đúng thì dùng lệnh REV để đảo hướng Pline vừa tạo và dùng lại lệnh VEC xem thử lại.